Vài tuần tới, một lượng tiền lớn sẽ được bơm ra thị trường

Bởi quangcaogiaodich

Rate this post
Vài tuần tới, một lượng tiền lớn sẽ được bơm ra thị trường

Số tín phiếu được phát hành từ ngày 21 – 29/9 sẽ đáo hạn từ ngày 19/10 – 27/10, theo đó lượng tiền đồng đã được hút về cũng sẽ quay trở lại thị trường chỉ trong 2-3 tuần tới.

Như đã thông tin, từ ngày 21/9 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mở lại nghiệp vụ trên thị trường mở, liên tục thực hiện phát hành tín phiếu. Trong đó, các phiên 21-28/9 ghi nhận giá trị phát hành 10.000 – 20.000 tỷ đồng/phiên. Riêng phiên 29/9, khối lượng giảm mạnh chỉ còn 3.800 tỷ đồng.

Tính chung trong 7 phiên, NHNN đã phát hành tín phiếu với tổng quy mô gần 93.800 tỷ đồng, qua đó hút về số tiền tương ứng khỏi thị trường. Các đợt tín phiếu này đều có kỳ hạn 28 ngày và được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất.

Với kỳ hạn trên, số tín phiếu được phát hành sẽ đáo hạn từ ngày 19/10 – 27/10, theo đó lượng tiền đồng đã được hút về cũng sẽ quay trở lại thị trường chỉ trong 2-3 tuần tới.

Hồi đầu năm nay, giai đoạn tháng 2- tháng 3, NHNN cũng liên tục phát hành tín phiếu nhưng với kỳ hạn dài hơn so với giai đoạn hiện nay, lên tới 91 ngày.

Theo Công ty chứng khoán BSC, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dư thừa. Số dư Citad đã lên gần 400.000 tỷ đồng, trong khi dự trữ bắt buộc chỉ ở mức khoảng 280.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi suất tiền đồng trên liên ngân hàng từ tháng 7/2023 đã liên tục duy trì ở mức thấp dưới 1%/năm.

Việc NHNN bắt đầu phát hành tín phiếu trở lại từ ngày 21/9 chủ yếu hướng đến mục tiêu điều tiết tỷ giá trong khi vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2023. Chỉ số DXY Index, đại diện cho sức mạnh của đồng USD đi lên do thị trường lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất, là nguyên nhân khiến tỷ giá USD tăng mạnh từ cuối tháng 6 đến nay.

Theo BSC, thông qua việc phát hành tín phiếu, NHNN có thể điều tiết thanh khoản hệ thống đang dư thừa và TCTD chưa dùng đến. Bên cạnh đó có thể hạn chế hiện tượng đầu cơ ngoại tệ.

Thực tế, hoạt động phát hành tín phiếu là nghiệp vụ bình thường, cơ bản của NHTW. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2018-2023, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ này đều đặn nhiều lần trong năm. Thống kê của BSC cho biết, NHNN đã thực hiện hút ròng trung bình khoảng 9,7 lần/năm trong giai đoạn này, số ngày trung bình/đọt là khoảng 13,4 ngày. Giá trị hút ròng trung bình/chu kỳ đạt 43.385 tỷ đồng. Giá trị hút ròng lớn nhất/chu kỳ là 191.100 tỷ đồng vào năm 2022.

“Chúng tôi cho rằng, ở giai đoạn hiện tại, công cụ hút ròng qua kênh tín phiếu khả năng sẽ là công cụ chính được NHNN sử dụng để điều tiết thị trường vì thế khối lượng hút ròng có thể sẽ tiếp tục tăng cho đến khi lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại và tỷ giá phần nào được điều chỉnh ổn định hơn”, các chuyên gia của BSC nhận định.

Nguồn: https://cafef.vn

Để lại một bình luận

Bài viết liên quan

Thiết kế website bởi Brand Design

Công nghệ mới bởiVZ99S666

Đồ chơi mầm non