Đại biểu QH đề nghị tăng lương, giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp

Bởi quangcaogiaodich

Rate this post

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp; tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1-7-2024.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 31-10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ, QH thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đại biểu QH đề nghị tăng lương, giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp - Ảnh 1.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu

Đại biểu (ĐB) Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá cao kết quả đạt được trong 9 tháng năm 2023, nhưng vẫn còn 5/15 chỉ tiêu QH giao chưa đạt kế hoạch, trong đó có chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là năm thứ ba liên tiếp không đạt chỉ tiêu này.

ĐB Nghĩa lo ngại tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đang có xu hướng giảm và thấp hơn mức bình quân của giai đoạn trước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung 3 nguyên nhân nêu tại Báo cáo số 577 của Chính phủ, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này.

Theo ĐB, các chỉ tiêu và giải pháp của năm 2024 phải đặt trong tổng thể của giai đoạn 2021 – 2025 và đề nghị quan tâm đến 3 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, ông Nghĩa đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp; nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30-6-2024. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1-7-2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đề nghị trong kỳ họp này, QH yêu cầu tổng rà soát thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, đến đổi mới, sáng tạo để báo cáo QH tại kỳ họp thứ 7.

Theo ĐB Nghĩa, người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét trình QH  giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/1 tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ năm 1999).

“Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Tôi kính mong các vị ĐBQH quan tâm, ủng hộ quy định này” – ĐB Nghĩa phát biểu.

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu lên thực tế của địa phương khi các doanh nghiệp hiện gặp rất nhiều khó khăn, dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ và đồng hành, tuy nhiên áp lực về thuế, biến động giá cả, khả năng tiếp cận vốn… đã tạo thành những thách thức lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Trong thời gian tới, đại biểu mong muốn nhà nước tiếp tục quan tâm đến những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, có những chính sách kịp thời, thiết thực hơn cho doanh nghiệp. Hiện các doanh nghiệp đang thiếu vốn nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần thiết kế gói tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trước mắt là cần tập trung khơi thông các nguồn vốn từ ngân hàng thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất và nới lỏng các cái điều kiện cho vay vốn; tiếp tục đồng hành, chia sẻ những rủi ro đối với doanh nghiệp.  Trong điều kiện khó khăn hiện nay, đại biểu Phước lưu ý cần chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu, xem xét điều kiện từng doanh nghiệp để có chính sách giảm thuế phù hợp.

Nguồn: https://cafef.vn

Để lại một bình luận

Bài viết liên quan

Thiết kế website bởi Brand Design

Công nghệ mới bởiVZ99S666

Đồ chơi mầm non