Một số thói quen sống tưởng vô hại nhưng thực chất lại khiến cuộc đời của bạn trở nên khốn đốn, nghèo mãi hoàn nghèo.
Tiền không chỉ là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông của con người. Mà nó còn là thước đo giá trị của thế giới. Nó góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng để trở nên giàu có thì những người thành công sẽ có quá trình tích lũy tài sản riêng. Họ giữ thói quen chi tiêu tiết kiệm và áp dụng các chiến lược tài chính khôn ngoan.
Người giàu luôn tuân thủ chặt chẽ những kế hoạch chi tiêu mà bản thân đặt ra. Không những thế, họ cũng hiếm khi lãng phí tiền bạc vào những thứ không mang lại nhiều lợi ích. Ngược lại, người nghèo thường dễ rơi vào các “bẫy tiêu tiền”, làm thất thoát của cải khiến cuộc đời khó phất lên. Dưới đây là 3 lãng phí mà chúng ta có thể mắc phải:
1. Tâm lý mua sắm đồ hiệu vô tội vạ
Người ta vẫn nói: “Muốn viết một người có thực sự giàu có hay không, không phải chỉ nhìn của cải họ sở hữu mà phải xem trí tuệ, cách mà họ chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày”.
Người giàu có sẽ những chiến lược tài chính riêng và quản lý chi tiêu rõ ràng. Họ không thường mua đồ hiệu dù thừa khả năng. Bởi họ rất thực tế và lý trí. Họ sẽ mua sắm dựa trên nhu cầu sử dụng chứ không mù quáng chạy theo xu hướng.
Ngược lại, người nghèo thường không làm chủ được bản thân, dễ bị lôi kéo bởi những điều viển vông. Họ có xu hướng mua sắm hàng hiệu mà bỏ qua tình hình cuộc sống thực tế. Hơn nữa, những thương hiệu nổi tiếng và xa xỉ cũng có các chính sách kích cầu mua sắm độc đáo, thu hút sự chú ý của con người. Và những chương trình ưu đãi diễn ra thường xuyên khiến nhiều người dễ sa bẫy, mua sắm quá tay.
Hãy nhớ rằng, dùng hàng hiệu không khiến cho địa vị của bạn tăng lên. Mà những người thực sự thành công, có gu thẩm mỹ sẽ không mù quáng theo đuổi thương hiệu nổi tiếng. Vậy nên, hãy học cách chi tiêu hợp lý, nhìn vào thực tế cuộc sống, chứ đừng để sự phù phiếm làm mờ mắt chúng ta.
Khi nhắc đến Steve Jobs, người đồng sáng lập Apple, một hình ảnh kinh điển hiện lên trong tâm trí nhiều người: Áo đen, quần jean và giày thể thao. Ông ấy hầu như không bao giờ mua các loại quần áo khác cho mình.
“Tôi không muốn lãng phí thời gian vào những việc không liên quan như vậy”, Steve Jobs từng nói.
Ngoài lý do này, tại sao Steve Jobs lại chọn phong cách ăn mặc như vậy? Đó là bởi ông muốn tạo ra phong cách có tính nhất quán tối ưu giữa thương hiệu cá nhân với thương hiệu ông đang điều hành. Khi mọi người nhớ tới ông sẽ lập tức nhớ đến thương hiệu cá nhân và hình dung ra ông là người thế nào, tập đoàn đó ra sao. Steve Jobs không chỉ là một doanh nhân xuất sắc mà còn là một nhà thông thái, nắm rõ tâm lý và hành vi con người.
Đây chính là điểm khác biệt giữa suy nghĩ của người giàu và người thu nhập thấp. Hầu hết những gì người nghèo nhìn thấy đều rất hời hợt. Còn thứ mà người giàu thực sự quan tâm là một loại khái niệm. Và chính loại khái niệm này đã khiến họ có được thành tựu như hiện tại.
2. Tâm lý so sánh với mọi người xung quanh
Người xưa vẫn nói: “Thỏa mãn và biết hài lòng là hai trạng thái hạnh phúc cao nhất của cuộc sống”. Tuy nhiên, con người thường dễ mắc phải tâm lý so sánh, không biết hài lòng với thực tại. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti.
Sự khác biệt tạo nên khoảng cách của người nghèo với người giàu là bởi trạng thái tâm lý không vững. Những người thông minh, giàu có sẽ vững tâm và cảm thấy hài lòng với những gì bản thân có. Họ trân trọng thực tại và quý trọng thời gian, không ngừng rèn luyện phát triển, giúp “tiền đẻ ra tiền” nhanh.
Ngược lại, người nghèo thường so sánh bản thân với người khác, từ đó hình thành tâm lý ganh đua, không ngần ngại làm quá sức để bằng bạn, bằng bè. Cuối cùng, do chưa chuẩn bị sẵn sàng khiến người nghèo thất bại, khó xoay chuyển vận mệnh.
Tâm lý so sánh như một dây xích vô hình trói buộc con người và kìm hãm sự phát triển. Vậy nên, nếu không thể học cách hài lòng với hiện tại và cố gắng cho tương lai thì người nghèo mãi luôn nghèo, cuộc sống chật vật, khó khăn.
3. Sự bốc đồng
Sự bốc đồng chính là yếu tố giết chết thành công và giàu có của con người. Những người có tính bốc đồng sẽ rất chật vật trong công việc cũng như cuộc sống. Hơn nữa, bốc đồng cũng khiến con người bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phát triển. Chẳng hạn như, nhiều người thường bốc đồng đưa ra những quyết định thiếu suy nghĩ khiến tiền bạc lãng phí, không mang lại lợi ích thiết thực.
Ngược lại, người giàu có và thành công sẽ lý trí hơn. Họ nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Vậy nên, người giàu thường có cuộc sống sung túc, sự nghiệp phát triển. Trong khi số người còn lại chật vật trong công việc và vất vả tìm chỗ đứng trong xã hội.
Tổng hợp
Theo Ứng Hà Chi
Đời sống Pháp luật