Hơn 1,1 triệu tỷ đồng được “bơm” vào thị trường bất động sản

Bởi quangcaogiaodich

Rate this post
Hơn 1,1 triệu tỷ đồng được “bơm” vào thị trường bất động sản

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 28/2/2024 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 303.572 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng cho thuê đạt 42.367 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 78.349 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 43.393 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 60.502 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 121.274 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 79.873 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh Bất động sản khác đạt 384.343 tỷ đồng. Ngoài ra, số dư bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là 19.126 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực Bất động sản.

Về điều hành lãi suất hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong năm 2023 NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 04 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường.

Theo đó trong các tháng của quý 1/2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Kết quả, lãi suất cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các NHTM đã giảm mạnh trong năm 2023 và tiếp tục có xu hướng giảm trong các tháng đầu năm 2024 (năm 2023 giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022 và đến ngày 20/3/2024, giảm 0,6%/năm so với cuối năm 2023).

Về điều hành tăng trưởng tín dụng cung ứng vốn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4- 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD, thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng nhằm cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Cũng theo Bộ Xây dựng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong quý 1/2024 đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì khối lượng phát hành quý 1 giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2024 vẫn còn lớn. Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41,4%.

Tâm Nguyên

An ninh Tiền tệ

Để lại một bình luận

Bài viết liên quan