Hai dự án luật Nhà ở (sửa đổi) và luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào tháng 6 vừa qua. Nếu được thông qua vào kỳ họp tháng 10 tới đây, 2 dự án luật này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Dự thảo luật nhà ở (sửa đổi) không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Dự thảo chỉ bổ sung, làm rõ các nội dung về thời hạn sử dụng, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để có cơ sở xử lý, giải quyết tháo gỡ các trường hợp đang gặp khó khăn, vướng mắc hiện nay.
Dự thảo cũng quy định quỹ đất làm nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh. Đồng thời, bổ sung quy định về chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) bổ sung quy định giao dịch qua sàn đối với bất động sản hình thành trong tương lai.
Đây là một số điểm mới đáng chú ý của 2 dự án luật. Theo Bộ Xây dựng – đơn vị soạn thảo, thì nếu được thông qua, các dự án luật này sẽ tác động rất lớn cả về kinh tế và xã hội.
Đây cũng là thời điểm nhiều luật được sửa đổi đồng bộ để tránh trồng chéo như luật đất đai, luật đầu tư, luật đấu thầu… Các chuyên gia cho rằng, nếu làm được điều này, thị trường bất động sản sẽ trở nên minh bạch, lành mạnh và phát triển ổn định.
Cùng với đó, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản tăng 70% so với năm trước đó và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam dự báo, thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ có sự phục hồi, phát triển nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế và sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sự đa dạng của các nguồn lực tài chính