Thêm tập đoàn lớn Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Việt Nam: Dự án gần 60 tỷ USD được quan tâm

Bởi quangcaogiaodich

Rate this post

Đại diện Tổng công ty Xây dựng cảng Trung Quốc (CHEC), Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) bày tỏ mong muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường, chiều 19/10 tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Bạch Ngọc Chiến, Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), đại diện Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC); cùng dự tiếp có đại diện Bộ Giao thông vận tải.

Tại buổi làm việc, ông Bạch Ngọc Chiến bày tỏ mong muốn được tham gia các chương trình, dự án phát triển hạ tầng lớn ở Việt Nam như: Kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc – Nam; đầu tư, thi công các dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương mở rộng, TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng); các dự án phát triển điện gió…

Tiếp lời ông Bạch Ngọc Chiến, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng giới thiệu một số định hướng, mục tiêu và tình hình phát triển các lĩnh vực hạ tầng chủ yếu của Việt Nam gồm: Đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, sân bay, hạ tầng năng lượng.

Thêm tập đoàn lớn Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Việt Nam: Dự án 60 tỷ USD dần hiện hữu - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp đại diện Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc. Ảnh: MPI

Theo đó, Việt Nam khuyến khích các tập đoàn có năng lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao tham gia đấu thầu các dự án hạ tầng trọng điểm.

Bộ trưởng mong muốn với phương châm “chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng thắng”, CCCC không chỉ là nhà thầu lớn mà còn là nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ để Việt Nam phát triển và quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng hiệu quả, bền vững. Góp phần cụ thể hóa chủ trương hợp tác, kết nối phát triển hạ tầng mà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã thống nhất.

Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (viết tắt CHEC) được thành lập vào năm 1980, có trụ sở tại Bắc Kinh, là công ty thành viên và là đại diện ở thị trường nước ngoài của Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC), xếp hạng 93 trong Danh sách Fortune Global 500 năm 2019.

CHEC hiện có hơn 90 chi nhánh, văn phòng đại diện và hoạt động ở hơn 100 quốc gia, khu vực trên thế giới, giá trị của các hợp đồng đang thực hiện đạt 30 tỷ USD, doanh thu năm 2018 đạt 6.17 tỷ USD, số lượng nhân viên trên toàn cầu lên đến 15.000 người.

CHEC hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: công trình biển, nạo vét và san lấp, công trình cầu đường, đường sắt, metro, cảng hàng không, cùng với cung ứng và lắp ráp trang thiết bị trong lĩnh vực liên quan; tham gia làm tổng thầu cũng như đầu tư, góp vốn vào các dự án; đồng thời có kinh nghiệm phong phú, nguồn tài chính dồi dào để thực hiện các dự án xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường, công trình thuỷ lợi, nhà máy điện, khai thác tài nguyên v.v…

CCCC và CHEC hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996, đến nay đã thực hiện hơn 20 dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng như: Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cảng Cái Mép – Thị Vải, nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận và một số dự án điện gió.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc muốn đầu tư làm đường sắt ở Việt Nam 

Trong chương trình công tác tại Quảng Tây, Trung Quốc hồi trung tuần tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Trần Vân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Tập đoàn đã góp phần hoàn thành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau nhiều năm và đánh giá đơn vị cũng có kinh nghiệm làm về hạ tầng ở Việt Nam.

Thủ tướng nêu định hướng, tới đây Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng, dài khoảng 388km. Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đây là tuyến đường sắt quan trọng kết nối vành đai và con đường.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang cùng Chính phủ Trung Quốc nghiên cứu và mong tập đoàn đầu tư vào tuyến đường sắt dài nói trên.

Thêm tập đoàn lớn Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Việt Nam: Dự án 60 tỷ USD dần hiện hữu - Ảnh 3.
Thủ tướng tiếp ông Trần Vân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC). Ảnh: VOV

Ông Trần Vân đánh giá việc xây dựng các tuyến đường sắt mang lại giá trị kinh tế cho hai nước, thúc đẩy kinh tế khu vực và là nền tảng cho chính sách vành đai và con đường. Chủ tịch CREC bày tỏ mong muốn tham gia đầu tư xây dựng các dự án đường sắt nằm trong Quy hoạch được Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt.

Đặt vấn đề xây dựng tuyến đường sắt Côn Minh – Lào Cai, tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Thủ tướng gợi ý hai bên có thể tính toán thành lập liên danh để đầu tư, theo tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư.

Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Trung Quốc chia sẻ Tập đoàn này rất mong muốn góp sức thúc đẩy các dự án như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc là tổng thầu thi công công trình xây dựng cơ bản bao gồm: Đường sắt, đường bộ, thị chính, giao thông đường sắt đô thị, thủy lợi, thủy điện, sân bay, cảng biển, bến cảng, chế tạo thiết bị công nghiệp và linh phụ kiện, phát triển bất động sản, khai thác tài nguyên khoáng sản, kinh doanh đường bộ cao tốc và đầu tư tài chính…

Tính đến nay, Tập đoàn có 381 chi nhánh tại 105 quốc gia với tổng nhân viên là khoảng 290.000 người; doanh thu năm 2022 là 1.150 tỷ nhân dân tệ.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc là tổng thầu thi công dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 2 Cát Linh – Hà Đông với tổng giá trị hợp đồng EPC 640 triệu USD; dự án điện gió Đắk Nông có tổng giá trị hợp đồng 18,1 triệu USD; dự án nhà máy lốp tại Tiền Giang có tổng giá trị 5 triệu USD.”

Theo báo cáo tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 58,71 tỷ USD bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn 5,82 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD.”

Nguồn: https://cafef.vn.chn

Để lại một bình luận

Bài viết liên quan